Nhà hàng lẩu Jin Sheng Long chi nhánh Qinhuangdao, Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng hơn không chỉ vì món lẩu lâu đời mà còn biết đến với lối kiến trúc được thiết kế độc lạ hoài niệm cổ xưa nhưng vẫn mang hơi thở của thời đại. Dựa trên những khiếm khuyết trước đây của công trình cũ nên nhóm kiến trúc sư Studio Nor đã đưa ra ý tưởng sử dụng những bức tường vữa đặt rải rác khắp nhà hàng để che đi cấu trúc khó coi bên trong.
Nội thất cổ xưa xuất hiện khắp nhà hàng
Từ một cửa hàng nhỏ nay trở thành chuỗi nhà hàng lẩu Jin Sheng Long
Jin Sheng Long từ lâu đã được biết đến là một quán ăn lịch sử nổi tiếng có thể nói món ăn làm nên thương hiệu của nhà hàng này đó chính là các món lẩu và baodu – một món ăn truyền thống. Ban đầu Jin Sheng Long chỉ là một cửa hàng mở cửa đầu tiên ở Bắc Kinh vào cuối thế kỷ 19, trải qua nhiều năm kinh doanh phát triển và hiện nay nhà hàng đã được mở rộng thành một chuỗi cửa hàng trên toàn quốc.
Những bức tường vữa nằm rải rác ngay trung tâm nhà hàng
Và nhà hàng mới tại chi nhánh thành phố cảng Qinhuangdao được đặt tại một tầng trệt cũ của một tòa tháp dân cư, do đó không gian của nhà hàng được thiết kế giữ lại nét cổ xưa vốn có pha thêm chút hiện đại và mới lạ.
Biến cái cũ thành nét đặc biệt của nhà hàng
Vì kết cấu lộn xộn bên trong nhà hàng trước khi trải qua quá trình tân trang làm cho việc sắp xếp nội thất bị cản trở, nhóm KTS Studio Nor đã đưa ra lựa chọn giữ lại và biến những điểm hạn chế này thành đặc điểm chính của quán bằng cách bọc chúng trong những bức tường tráng vữa dày dặn hơn.
Những bức tường tạo ra không gian riêng cho từng bàn ăn
Sự xuất hiện của những bức tường được đặt phức tạp và quanh co khắp quán ăn tạo thành một mê cung gồm những ngóc ngách ăn uống ấm cúng mà thực khách có thể khám phá, lạc bước đến những gian hàng trong khu chợ thực phẩm Trung Quốc.
Để tạo một không gian như vậy, những đồ nội thất như chiếc bàn và ghế dài bằng gỗ cũng được Studio Nor lựa chọn giống với nội thất dễ dàng bắt gặp ngay tại khu chợ này.
Bàn ghế có thiết kế giống như những phiên chợ đêm
Bước vào bên trong của nhà hàng, nét cổ xưa được tái hiện lại ở mọi góc nhìn của nhà hàng. Được biết phong cách của quán được lấy cảm hứng từ lịch sử của Jin Sheng Long.
“Trở lại cuối thời nhà Thanh, người sáng lập nhà hàng bắt đầu kinh doanh bằng cách mở các quầy hàng trên đường phố ở Chợ Đông An cũ nổi tiếng của Bắc Kinh – một điểm đến nổi tiếng lúc bấy giờ với đầy những điểm tham quan rực rỡ và nhộn nhịp với cuộc sống và hoạt động” Studio Nor cho biết thêm.
Ngoài chức năng để che đi cấu trúc bên trong nhưng cũng để trang trí thêm cho không gian với các hốc cong ngay tại các bức tường được dùng để trưng bày cây cảnh, bình hoa và các đồ trang trí khác
Các hốc cong ngay bức tường như những bức tượng điêu khắc
Và giữa các nơi đều được ngăn cách nhau bằng những bức tường cao thì một nơi khác không bị gián đoạn bởi thiết kế các tấm cấu trúc đó chính là một quầy bar nằm sau nhà hàng. Để phô diễn được những kỹ năng pha chế và tạo được nét riêng đặc biệt thì quầy bar dài 8 mét được nâng lên trên một cột gạch giống như sân khấu và người pha chế là một người trình diễn.
Quầy pha chế là nơi duy nhất không bị ngăn cách bởi các bức tường
Ánh sáng được đưa vào ở mức tối thiểu đủ để làm nổi bật lên những khu vực được chiếu sáng. KTS cũng đã thiết kế thêm cửa sổ lớn để đưa ánh sáng tự nhiên vào và lót bằng khung đồng để phù hợp với không gian hướng đến.
Mặt tiền đơn sơ tái hiện lại cửa hàng cổ xưa
Xem thêm: Biến căn hộ 37m2 thành không gian sống đầy tiện nghi
Tham khảo ngay: Các dự án Nhà hàng Minimal Design đã thực hiện
Theo Dezeen