fbpx

Phong cách tối giản trong nội thất và 4 điều cần nắm bắt

Phong cách tối giản trong nội thất hay còn được gọi là phong cách Minimalist đang rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới trong khoản thời gian gần đây. Có lẽ sự ảnh hưởng của nhịp sống xô bồ và phức tạp trong xã hội hiện nay trở thành lý do thôi thúc con người hướng về một không gian sống đơn giản hơn, chú trọng về mặt giá trị tinh thần ngay tại ngôi nhà của mình.

Có bao giờ bạn cảm thấy ngột ngạt trong cuộc sống hằng ngày, mọi thứ xảy ra xung quanh đều khiến bạn thêm mệt mỏi và bí bách. Và một không gian thư giãn, yên tĩnh và thông thoáng sẽ là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Giải pháp thiết kế tối giản xuất hiện và được áp dụng vào trong ngôi nhà đã tạo nên một không gian sống đầy hiện đại và nhẹ nhàng.

Trong bài viết này, Minimal Design sẽ giới thiệu đến bạn về phong cách tối giản trong nội thất và 4 điều cần nắm bắt khi thiết kế.

Phong cách tối giản trong nội thất là gì?

Phong cách tối giản hay còn được mọi người đặt cho cái tên là “phong cách tối thiểu”, bởi nội thất và các chi tiết đều được tinh gọn, giản lược tối đa. Tận dụng vật liệu và hình dạng tự nhiên, cùng màu sắc sẵn có ( ưu tiên lựa chọn tone màu trung tính ). Ngày nay, không chỉ trong nội thất, phong cách tối giản được sử dụng rộng rãi trong cả âm nhạc, nghệ thuật, điêu khắc và cả thời trang.

Phong cách tối giản trong nội thất hay còn được gọi là phong cách Minimalist đang rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới gần đây

Dự án: Diamond Island Apartment – Minimal Design thiết kế nội thất

Cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản đó là Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe. Ông được biết đến là bậc thầy tiên phong cho chủ nghĩa kiến trúc tối giản, với nguyên tắc “Less is More”. Vào năm 1937, vì ảnh hưởng từ chính trị châu Âu, ông đã đến Mỹ và tiếp tục công việc theo đuổi đam mê của mình.

Phần lớn các công trình của ông đều hướng về những điều đơn giản nhưng rất tinh tế và có trật tự. Ngôn ngữ thiết kế của ông đó chính là những hình khối, đường thẳng, mặt phẳng,… chúng hệ thống với nhau tạo nên quy tắc cấu trúc chặt chẽ.

Phong cách tối giản trong nội thất hay còn được gọi là phong cách Minimalist đang rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới gần đây

Dự án: New City House – Minimal Design

Theo sự phát triển của thời đại, người Nhật đã tiếp nhận văn hóa thiết kế và lối sống tối giản, nhưng theo truyền thống và bản sức văn hóa riêng tạo nên phong cách tối giản mang hơi hướng khác. Chính điều này đã tạo nên một phong cách hoàn toàn mới mẻ đó chính là phong cách Wabi Sabi.

Một không gian nội thất phong cách tối giản thì cần gì?

Phong cách tối giản trong nội thất hay còn được gọi là phong cách Minimalist đang rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới gần đây

Dự án: The Peak Apartment – Minimal Design thiết kế nội thất

  • Khác với nhiều phong cách khác trên thị trường, phong cách tối giản trong nội thất được sắp xếp theo một trình tự riêng phù hợp với lối sống và nhu cầu của gia chủ
  • Không gian chủ yếu sẽ được thiết kế với những tone màu trung tính là phố biến như trắng, kem, xám; để có thể tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi hơn cho không gian, đặc biệt là các căn hộ nhỏ
  • Vật liệu được sử dụng chủ yếu thường là những vật liệu tự nhiên, phổ biến như gỗ, đá, gạch men,…
  • Điểm đặc biệt ở phong cách này đó là sự hạn chế tối đa các vật dụng không cần thiết, những chi tiết thô cũng được biến đổi giấu thật tinh tế, nhường chỗ trống cho không gian
  • Lựa chọn những mẫu đồ nội thất có kiểu dáng đơn giản và màu sắc phù hợp với tổng thể không gian chung, thay vì nhiều chi tiết thì tối giản tập trung vào những nội thất có đường nét dứt khoác, gãy gọn và tinh tế
  • Sử dụng những tone màu trung tính hoặc những màu pastel sẽ khiến cho không gian thêm nhẹ nhàng, đặc biệt sơn hiệu ứng xi măng hoặc bê tông cũng đang là một trong những điểm nhấn phổ biến mà nhiều khách hàng yêu thích

Ưu điểm của phong cách tối giản trong nội thất

Không đơn thuần chỉ là một nơi để ở, nhà trong thời đại hiện nay cần phải có nhiều hơn nữa. Một nơi để đoàn tụ, một nơi để thư giãn và một nơi để sống đúng với cảm xúc của mình.

Cũng chính vì thế, phong cách tối giản được lựa chọn như một giải pháp tạo bầu không khí nhẹ nhàng và yên tĩnh trong cuộc sống, ngoài giá trị thẩm mỹ thì cảm xúc là cách Minimal Design đưa vào không gian. Có hiện đại, có sang trọng nhưng vẫn giữ được nét nhẹ nhàng và thanh lịch, tất cả điều này đã tạo nên nét đặc sắc riêng trong phong cách tối giản.

Phong cách tối giản trong nội thất hay còn được gọi là phong cách Minimalist đang rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới gần đây

Dự án: River Gate Apartment – Minimal Design

Đặc điểm của phong cách này đó là sự sắp xếp gọn gàng và tinh tế của từng đồ vật, giúp tối ưu công năng của đồ nội thất. Việc thiết kế phong cách tối giản đòi hỏi nhà thiết kế phải có tư duy sắp xếp và phối hợp cùng các đồ décor với nhau một cách thống nhất, càng tinh giản càng tốt. Chính vì vậy, thời gian thi công cũng sẽ được rút gọn hơn nhưng đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ trong từng khâu xây dựng.

Điểm khác biệt giữa Minimalist và Zen

Cả 2 phong cách đều hướng về chủ nghĩa đơn giản và yên tĩnh, nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn với nhau. Nhưng bạn sẽ thấy điểm khác biệt đó là phong cách tối giản Minimalist sẽ hiện đại và là xu hướng mới hơn so với phong cách nội thất Zen.

Phong cách tối giản trong nội thất hay còn được gọi là phong cách Minimalist đang rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới gần đây

Dự án: Garden Court Apartment – Minimal Design thiết kế nội thất

Ở phong cách tối giản, sự riêng tư sẽ được đề cao một cách nhẹ nhàng hơn, nhấn mạnh tính chất tự do thoải mái không theo bất cứ khuôn khổ hay quy củ nào trong thiết kế.

Giữa sự tấp nập ngoài kia, tạo cho mình một không gian yên bình và tĩnh lặng trong chính ngôi nhà của bạn là hoàn toàn có thể. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách tối giản trong nội thất. Hãy liên hệ ngay với Minimal Design khi bạn cần thêm tư vấn trong thiết kế tối giản nhé!

Xem chi tiết hơn: https://www.facebook.com/MINIMALDESIGNVN

Tham khảo ngay: THIẾT KẾ NHÀ Ở NEW CITY TINH GIẢN NHƯNG ĐẦY TIỆN ÍCH

Xem thêm: Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tối Giản Và Những Lý Do Nên Chọn

Bài liên quan