Dự án nhà hàng Osteria Betulla là dự án thứ hai của một cô gái Arslan Berdiev – người đã sáng lập ra nhà hàng kinh dị có tên là Birch.
Tên của nhà hàng được chủ đầu tư chia sẻ là chứa nhiều ý nghĩa, khi cả 2 từ “Birch” và “Betulla” đều được dịch sang tiếng Nga sẽ có nghĩa là một cây bạch dương. Nhưng ngoài ra, chữ Birch còn biểu hiện cho truyền thống ẩm thực của châu Âu, còn “Betulla” thì thể hiện cho nét ẩm thực của Ý.
Ý tưởng về một nhà hàng Osteria Betulla phong cách Ý
Không gian nhà hàng Osteria Betulla như một “nhà thờ” tối giản và tinh tế
Ý tưởng tạo nên một không gian mơ ước của nhà hàng Osteria Betulla dựa trên các món ăn Ý đơn giản mang nét truyền thống nhưng vẫn có hơi thở hiện đại. Đơn vị thiết kế DA đã cải tạo lại biến một nơi có cấu trúc trống rỗng thành chốn thiên đường mang bản sắc văn hóa Ý vừa truyền thống vừa hiện đại.
Một điểm quan trọng chung xuất hiện trong hầu hết các dự án của Arslan đó chính là tính cầu toàn và tạo sự bất ngờ thật tự nhiên trong cách phục vụ các món ăn đến thực khách, đó cũng chính là yêu cầu của Arslan về ý tưởng thiết kế cho nhà hàng Osteria Betulla.
Biến đổi ngoạn mục từ một căn hầm thành không gian thoáng mát tràn ngập ánh sáng
Dựa trên chủ đề về hình ảnh phòng ăn kiểu Ý nhưng được KTS lựa chọn phong cách tối giản và thuần túy nhất, mang nét giản dị nhưng hiện đại. Hiểu được tầm quan trọng về công việc của đội ngũ nhà hàng Osteria Betulla, do đó KTS đã biến cảm giác đó thành những hình ảnh trực quan. Biến ý tưởng thành hiện thực, không gian nơi này được chuyển hóa như một ngôi đền ẩm thực với màu sắc nhã nhặn và tràn ngập ánh sáng.
Thiết kế bên trong là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
Đề cao sự tối giản, vật liệu gỗ được sử dụng khắp không gian
Để tạo nên sự kết hợp hài hòa giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, các KTS đã sử dụng những nội thất có màu sắc, hình dạng và vật liệu đều truyền thống. Từ đó họ tái tạo lại nội thất cổ điển pha thêm tinh thần hiện đại của Ý tạo nên sự thống nhất và hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại.
Để có thể mang đến đúng chuẩn tinh thần nhà hàng Ý, KTS đã sử dụng những đặc điểm kiến trúc của nhà thờ truyền thống. Khi khách hàng bước vào nhà hàng, đầu tiên sẽ đi qua không gian lối vào có mái che kín đáo, và mái che sẽ nhỏ dần khi càng đi vào sâu.
Kiểu thiết kế đặc biệt ở chỗ nó đưa thực khách trải nghiệm đang ở bóng tối và từ từ mở ra một không gian bao la ngập tràn ánh sáng. Với ý tưởng sáng tạo này, họ đã đưa các vị khách nhưng bước vào hai không gian khác nhau từ bóng tối đến ánh sáng.
Nhà hàng Osteria Betulla có diện tích là 86m2, là một không gian không lớn khi kinh doanh nhà hàng. Do đó, cách giải quyết của nhóm KTS là mở rộng tối đa với nhiều cửa sổ bên trong, cả trên cao và nơi thấp ngay chỗ ngồi, để mọi nơi đều có thể tiếp xúc được với ánh sáng tốt hơn và không bị hiểu nhầm là “tầng hầm”.
Yếu tố Công giáo xuất hiện khắp mọi nơi, tại trung tâm sảnh đầu tiên là thiết kế của một chiếc bàn lớn, là nơi để làm mì ống và được KTS ẩn dụ như một hình ảnh của bàn thờ. Xung quanh là các bàn và ghế ngồi lấy bàn lớn làm chuẩn hướng tầm nhìn của những chỗ còn lại, điều này đã tạo nên hiệu ứng như một màn trình diễn về cách làm món mì đầy thú vị.
Và không gian phía sau cũng được thiết kế một bàn lớn ngay trung tâm. Đồng thời, điểm nhấn giữa không gian đó chính là sự sắp đặt của cành cây ô liu và ba kiot (kiot là một ngách truyền thống của nhà ở biểu tượng cho các vị thánh).
Kệ trưng bày được thiết kế ánh sáng làm nổi bật sản phẩm trưng bày
Trong ẩm thực Ý có ba thứ được xem như là biểu tượng chính của món ăn đó chính là rượu vang, dầu ô liu và cỏ xạ hương. Do đó, KTS đã khéo léo kết hợp những hình ảnh từ trang trí đến trong từng món ăn đều mang đậm ẩm thực Ý.
Khi nhắc đến Ý, rượu vang chắc chắn không thể thiếu, họ đã thiết kế một hầm rượu vang ngay gầm cầu thang.
Nhờ cách chơi màu sáng và đặt những tấm gương tại vị trí thích hợp đã làm rõ hơn các đường nét hình học của nhà hàng Osteria Betulla. Tuy nhiên, cái khó nhất của đơn vị thiết kế đó chính là chuyển đổi không gian tối tăm ban đầu thành một không gian thoáng mát có ánh sáng đầy đủ.
Cũng từ đó, chúng ta mới thấy được sự sáng tạo vô hạn của các KTS khi thiết kế, và đối với kiến trúc này cách xử lý đó là trần hình vòm.
Trần hình vòm là một đặc điểm chính của kiến trúc nhà thờ
Cách sử dụng trần hình vòm không chỉ giống với kiến trúc nhà thờ, mà cách thiết kế này giúp xóa mờ ranh giới giữa trần và tường, duy trì chiều cao ở mức tối đa. Trần nhà hình vòm giúp thiết kế nhiều cửa sổ hơn giải quyết vấn đề ánh sáng cho công trình này.
Ánh sáng được đưa vào tối đa xóa bỏ cảm giác của một “tầng hầm”
Vật liệu được sử dụng cũng lấy cảm hứng từ nước Ý như travertine – một loại hay xuất hiện trên đường phố Ý, ngoài ra sự tối giản được toát lên từ sự mộc mạc của gỗ của đồ nội thất và bức tường thạch cao màu sáng.
Cách tiếp cận tỉ mỉ, chú trọng vào từng chi tiết, mọi một góc nhỏ đều được chăm chút kỹ lưỡng, đội ngũ KTS đã thực hiện hóa ý tưởng và tạo nên một nhà hàng Osteria Betulla tối giản phong cách Ý.
Tìm hiểu thêm: https://www.facebook.com/MINIMALDESIGNVN
Tham khảo ngay: Các dự án Nhà hàng Minimal Design đã thực hiện
Theo I2D.Inspiration