fbpx

Chiều cao hợp lý của tầng một là bao nhiêu?

Chiều cao hợp lý của tầng một là bao nhiêu thì sẽ phù hợp cho không gian tổng thể của một ngôi nhà, tạo nên bố cục hài hòa chung.

Trong nhiều thiết kế nhà ở, vấn đề về chiều cao hợp lý của tầng một luôn tạo nên những tranh luận và thắc mắc của nhiều người. Chẳng hạn, khách hàng khi tìm đến đội ngũ thiết kế thường đặt ra câu hỏi như: “Tầng một nhà tôi cao 3,2m nhưng nhiều người nói rằng nên cao 3,6 – 3,9m, liệu có cần yêu cầu bên thi công sửa không?”

Chính vì vậy, để đưa ra câu trả lời hợp lý cho vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé!

Chiều cao hợp lý của tầng một phụ thuộc vào kiến trúc tổng thể

Việc cải tạo hay xây dựng nhà ở chưa bao giờ là chuyện dễ dàng và đơn giản, bởi để một công trình hoàn thành đòi hỏi cần nhiều kỹ thuật và chi phí cho mỗi giai đoạn.

Việc lên kế hoạch tổng thể cho những việc cần phải thực hiện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà là điều cực kỳ quan trọng, không nên mang suy nghĩ “đẽo cày giữa đường” – thay đổi thiết kế giữa đường, làm đến đâu có sai sót thì sửa là được.

Nếu như chủ đầu tư không đủ kiến thức hay kinh nghiệm xây dựng thì tốt nhất nên thuê những kiến trúc sư có kinh nghiệm, việc này vừa giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và cả công sức, đảm bảo ngôi nhà vững chắc khi sử dụng dài lâu.

Chiều cao hợp lý của tầng một là bao nhiêu thì sẽ phù hợp cho không gian tổng thể của một ngôi nhà, tạo nên bố cục hài hòa chung.

Xác định chiều cao hợp lý của tầng một cần phụ thuộc vào kiến trúc tổng thể

Việc quyết định chiều cao hợp lý của tầng một là bao nhiêu cần phải phụ thuộc chủ yếu vào công năng sử dụng cũng như kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.

Nếu nhà bạn nằm ở ngoại thành, xây một hoặc hai tầng thì chiều cao của tầng một nên ở khoảng 3,6 – 3,9m; nhằm đảm bảo tính tỷ lệ hợp lý cho tổng thể ngôi nhà. Còn nếu nằm trong nội thành và muốn xây nhiều tầng hơn, chiều cao tầng một nên nằm trong khoảng 3,3 đến 3,6 m.

Chiều cao hợp lý của tầng một là bao nhiêu thì sẽ phù hợp cho không gian tổng thể của một ngôi nhà, tạo nên bố cục hài hòa chung.

Mỗi một kích thước phù hợp đều được tính toán kỹ lưỡng

Cách tính chiều cao hợp lý của tầng một

Chiều cao hợp lý của tầng một thường sẽ được tính toán như sau:

Bước 1: Lấy chiều cao cổ bậc thang x số bậc thang, sẽ cho ra con số chiều cao tầng mà bạn mong muốn

Ví dụ: Cổ bậc thang là 17cm x 21 bậc = 3m57 là chiều cao của tầng

(Thông thường, cổ bậc tthang trong nhà ở bình thường sẽ có chiều cao lý tưởng là 16,5-17,5 cm.

Bước 2: Để có được chiều cao hoàn thiện sau này, bạn phải trừ đi chiều cao của dầm khoảng 20-25 cm và độ dày của trần thạch cao phẳng 5-10 cm

Với chiều cao tầng 3m57 như ví dụ trên, để ra được chiều cao hoàn thiện của tầng một thì cần thực hiện công thức sau:

Chiều cao tầng – chiều cao dầm – trần thạch cao = chiều cao hoàn thiện

3.570 mm – 200 mm – 50 mm = 3.320 mm

Như vậy, kích thước từ sàn đến trần hay còn gọi là chiều cao hoàn thiện của tầng một sẽ là 3m32. Cách tính này cũng áp dụng tương tự cho các tầng trên.

Chiều cao hợp lý của tầng một là bao nhiêu thì sẽ phù hợp cho không gian tổng thể của một ngôi nhà, tạo nên bố cục hài hòa chung.

Mỗi một phong cách sẽ có chiều cao tầng một khác nhau để phù hợp với ngôi nhà

Đối với các kiến trúc của nhà hiện đại, bạn nên để chiều cao của tầng là 2m7 từ sàn đến trần giả thạch cao. Còn nhà có kiến trúc tân cổ điển, bạn có thể để từ 3-3,2m; bởi kiến trúc nội thất của nhà tân cổ thường sẽ đóng trần giật cấp, phào chỉ… do đó cần để trần cao hơn.

Còn đối với vấn đề mà nhiều khách hàng hay thắc mắc như trên, hiện kích thước thô đang là 3,2m nhưng nếu muốn cao hơn, bạn có thể giữ nguyên chiều cao mà không cần đóng trần giả thạch cao. Ngoài ra, cách thứ hai đó là đóng trần thạch cao hai cấp, cấp một sát trần bê tông và cấp hai là xử lý che những vị trí có dầm.

Nhưng trên thực tế, chủ đầu tư nên mời kiến trúc sư hỗ trợ sớm nhất có thể, tránh những trường hợp không thể thay đổi hoặc phải đập đi đập lại nhiều lần.

Xem chi tiết hơn: https://www.facebook.com/MINIMALDESIGNVN

Tham khảo thêm: THIẾT KẾ NHÀ Ở TD VỚI KHÔNG GIAN MỞ THÔNG THOÁNG

Xem thêm: Cách Thiết Kế Căn Hộ 2 Phòng Ngủ Tối Giản CỰC ĐẸP

Bài liên quan